Việc kiểm tra huyết áp tại nhà là rất cần thiết và thuận tiện hơn với các loại máy đo huyết áp điện tử hiện đại ngày nay. 

Sử dụng máy đo huyết áp giúp kiểm soát huyết áp của bản thân, nhất là những người mắc bệnh tăng huyết áp và người già. Nhờ có máy đo huyết áp mà bạn có thể kiểm soát được sư tăng huyết áp bất ngờ, các tai biến, nhồi máu não, đột quỵ... và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý, tốt cho sức khỏe cả gia đình.

Huyết áp phụ thuộc rất nhiều vào lực bơm của máu tới tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. Những yếu tố làm thay đổi huyết áp là hoạt động của con người, nhiệt độ, chế độ ăn uống, cảm xúc, tư thế...


Nhưng các loại máy đo huyết áp điện tử hay máy đo huyết áp cổ tay phải sử dụng đúng cách để tránh những nguy hiểm không mong muốn, vì sai chỉ số thì dẫn đến những phương thức điều trị sai. Vì vậy, để sử dụng máy đo huyết áp tại nhà đúng cách, bạn cần lưu ý.

1. Tư thế đo và cách quấn vòng bít
  • Những trạng thái tâm lý lo lắng, hồi hợp, hưng phấn hay vừa chơi thể thao, tập thể dục, chạy nhanh, leo cầu thang hoặc lúc cơ thể mệt mỏi, ăn quá no, quá đói... thì không nên đo huyết áp vào những lúc này, vì huyết áp khi đó cao hay thấp hơn con số trung thực. Nên thư giãn trước khi đo huyết áp.
  • Riêng với người lớn tuổi nên đo huyết áp ở cả 3 tư thế nằm, ngồi và đứng để phát hiện những thay đổi của huyết áp, chủ yếu là tình trạng tụ huyết áp.
  • Băng tay quấn được ít nhất 80% cánh tay người được đo, sao cho vừa khít với tay của bạn, không quấn chờm lên tay áo, phải để vòng bít tiếp xúc trực tiếp với da tay.
2. Vị trí đo huyết áp
Có thể sử dụng máy đo huyết áp cổ tay hay bắp tay đều được miễn là điểm cảm ứng trong băng quấn tay phải nằm ngang mực tim. Nếu đo ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với trái tim.

3. Thao tác đo huyết áp
  • Khi đo huyết áp không nên nói chuyện hay di chuyển.
  • Khi đo lần đầu cần đo cả hai tay để sau đó chọn cánh tay với huyết áp có khuynh hướng cao hơn (Thường là bên trái sẽ có huyết áp cao hơn).
  • Nên đo huyết áp ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ.
4. Đánh giá kết quả đo huyết áp
  • Cần có đủ 2 trị số tâm thu (số lớn) và tâm trương (số nhỏ).
  • Trị số huyết áp không cố định, thay đổi theo nhịp sinh học, trọng lượng... thường có khuynh hướng cao hơn vào buổi sáng sớm và buổi tối. Do đó, không nên mất bình tĩnh nếu thấy huyết áp trong ngày dao động ít nhiều.
+ Huyết áp cao nếu huyết áp tâm thu >140 và huyết áp tâm trương >90. Tuy nhiên với những trị số gần ở khoảng đó mà kéo dài thường xuyên cũng cần chú ý. Và nếu khoảng sai biệt giữa hai trị số càng hẹp càng nguy hiểm. Ví dụ: huyết áp 150/90 (sai biệt là 60) tuy thuộc về huyết áp cao nhưng ít nguy hiểm bằng huyết áp 140/100 (sai biệt là 40).

+ Huyết áp được xem là thấp khi huyết áp tâm thu <90 và huyết áp tâm trương 60mmHg.
  • Nên đo nhiều lần để có kết quả trung bình. Nếu kết quả là huyết áp cao thì nên nghỉ ngơi 10-15 phút rồi đo lại. Nếu huyết áp vẫn cao nên đi khám để hỏi ý kiến bác sĩ ngay, không tự điều trị hay chần chờ.
Một lưu ý nữa là nên kiểm tra pin thường xuyên để tránh tình trạng đo huyết áp sai lệch do hết pin.
>> Giá máy đo huyết áp cổ tay http://sieuthiyte.com.vn/bai-viet/tu-van-san-pham/nhung-loai-may-do-huyet-ap-co-tay-tot-nhat-hien-nay-98.html

About Unknown


Cuộc sống có bao lâu mà hững hờ. Sống cho ta sống cho người. - Cho đi tất cả ta sẽ nhận lại vô số điều quý giá hơn
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply