» » » Bệnh viêm mũi dị ứng có thể lây qua con đường nào?

Viêm mũi dị ứng là một dạng mẫn cảm đặc biệt của cơ thể trước các tác nhân lạ trong không khí. Thông thường người bệnh sẽ hắt hơi thành từng đợt, sổ mũi, ngứa cổ họng, nghẹt mũi… Do có liên quan đến yếu tố trong không khí nên nhiều người nghĩ rằng bệnh sẽ phát tán vi khuẩn, virus ra ngoài không khí, khiến bệnh viêm mũi dị ứng có thể lây lan.



Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?

Bệnh viêm mũi dị ứng có thể lây qua con đường nào?

Bản chất viêm mũi dị ứng là do cơ thể phản ứng quá mức trước các dị nguyên, nên nó không được xem là căn bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên những yếu tố, tác nhân gây viêm mũi dị ứng ở người bệnh có thể xâm nhập và gây bệnh ở người khác trong cùng môi trường (nơi ở, nơi làm việc, nơi công cộng…). Nghĩa là với những người có cơ địa dị ứng sẽ mắc bệnh khi tiếp xúc nhiều lần với những dị nguyên gây dị ứng như thức ăn, đồ hải sản, phấn hoa, lông thú, bụi, mỹ phẩm…
Như vậy việc mắc bệnh là do tiếp xúc với dị nguyên chứ không phải là do bị lây từ người khác.
Ngoài ra thì có một nhóm đối tượng có cơ địa dễ bị dị ứng, khoa học gọi là Atopy với những triệu chứng như nổi mề đay, viêm mũi dị ứng, chàm ngoài da, hội chứng này có thể di truyền, nếu cha mẹ bị thì con cũng sẽ bị.

Bệnh viêm mũi dị ứng cần được điều trị sớm

Việc điều trị viêm mũi di ứng cấp tính không quá khó, không nên để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính rất phức tạp, khó điều trị triệt để, mất thời gian và công sức. Đồng thời có những biến chứng nguy hiểm:
  • Viêm xoang mãn tính: niêm mạc mũi bị tổn thương làm các xoang không còn khả năng miễn dịch như lúc trước, từ đó dẫn đến các bệnh lý liên quan khác.
  • Bệnh viêm họng – thanh quản: khi mũi bị nghẹt, người bệnh phải thở bằng miệng, trong khi họng không có các bộ phận để lọc khí. Làm cho các vi khuẩn virus dễ rơi vào cổ họng gây ra viêm họng, viêm thanh quản.
  • Viêm tai giữa: bệnh lâu ngày sẽ có thể viêm nhiễm khiến vi khuẩn dễ thông vào tai giữa, gây tắc vòi nhĩ và hình thành bệnh viêm tai giữa.
  • Rối loạn giấc ngủ: việc hắt hơi, sổ mũi, khó thở làm cho bệnh nhân rất khó ngủ. Khi đó não không thể nghỉ ngơi, gây mệt mỏi, giảm năng suất làm việc…

Phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng như thế nào?


Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên mà mình bị mẫn cảm, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với khói bụi hay chất kích thích (khói thuốc, chất sát trùng…) hoặc thay đổi môi trường sống (thường rất khó thực hiện).
Nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giảm sự nhạy cảm của cơ thể bằng các yếu tố vi khoáng chất, khí hậu liệu pháp, tắm suối nước nóng, châm cứu, tập thể dục thường xuyên…

About Unknown


Cuộc sống có bao lâu mà hững hờ. Sống cho ta sống cho người. - Cho đi tất cả ta sẽ nhận lại vô số điều quý giá hơn
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply