» » » Thế nào là huyết áp cao giả tạo?

Bệnh huyết áp cao nguy hiểm không chỉ bởi vì những biến chứng mà còn có những trường hợp bị nhầm lẫn giữa bệnh huyết áp cao giả tạo và huyết áp cao thật sự dẫn đến phương pháp điều trị không phù hợp, làm bệnh càng thêm nặng.


Phân biệt huyết áp cao và huyết áp cao giả tạo?

Có khoảng 10% người cao tuổi gặp phải tình trạng khi đo huyết áp thấy cao, tuy nhiên đó có thể chỉ là tình trạng tăng huyết áp giả tạo nhưng biểu hiện lại khá giống với tăng huyết áp thực sự.
Chỉ số huyết áp trung bình của người Việt Nam là 120/80mmHg. Và gọi là huyết áp cao khi chỉ số huyết áp tâm thu trên 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90mmHg.

Khi bị huyết áp cao sẽ có các triệu chứng: nhức đầu ở sau gáy hoặc trước trán, chóng mặt nặng đầu, mệt mỏi, tức ngực khó thở, tay chân yếu, hoặc chảy máu cam...

Tuy nhiên, các triệu chứng này còn gặp trong nhiều bệnh lý khác, nên cần lưu ý khi đo huyết áp thấy cao có thể là tăng huyết áp thực sự nhưng một số lại là bệnh huyết áp cao giả tạo. Sẽ gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh nếu điều trị như bệnh huyết cao, có thể dẫn đến tụt huyết áp, hạ huyết áp tư thế đứng... Cách tốt nhất chính là nên kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà và hỏi ý kiến bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc điều trị. 

Huyết áp cao giả tạo do đâu?

Huyết áp cao giả tạo là tình trạng huyết áp tăng tạm thời, nguyên nhân gây ra có thể kể đến như:

- Do hồi hộp lúc đến khám bệnh làm tim đập nhanh, huyết áp tăng lên (hiệu ứng này gọi là "Tăng huyết áp áo choàng trắng"). Huyết áp sẽ tăng cao từ 160 đến 180 mmHg. Hiện tượng này vẫn sẽ đi kèm với nhịp tim nhanh, cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực… Tuy nhiên chỉ cần nghỉ ngơi khoảng 30 phút, huyết áp và nhịp tim sẽ trở lại bình thường. Cũng có nhiều trường hợp phải nghỉ đến vài giờ, số huyết áp trên mới về bình thường. Trong những trường hợp khó khăn hơn nữa, phải thực hiện đo huyết áp tại nhà mới xác định được tăng huyết áp giả tạo. Đối với cả người bệnh huyết áp cao thì tốt nhất hãy tự kiểm tra huyết áp tại nhà, và khi đến gặp bác sĩ hãy cho họ xem kết quả.

- Thứ hai là do xơ cứng động mạch cánh tay làm cho số huyết áp trên đo được cao hơn thực tế. Hiện tượng này có thể gặp ở 10% người già. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ cho thực hiện một số nghiệm pháp đặc biệt (Osler) để xác định tình trạng huyết áp cao giả tạo ở những người này.

Làm thế nào để biết mình bị huyết áp cao?

Có trường hợp mắc bệnh cao huyết áp thực sự nhưng lại được kết luận là cao huyết áp giả tạo và không có những biện pháp điều trị kịp thời, sẽ rất nguy hiểm bởi vì những biến chứng nghiêm trọng như tai biến, đột quỵ và nguy hiểm nhất là tử vong sẽ xảy ra.

Vì huyết áp cao thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc trưng, vì vậy cách duy nhất để biết nếu bạn bị cao huyết áp là kiểm huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử thường xuyên. Vì có thể nhầm lẫn với tình trạng huyết áp cao giả tạo nên cần theo dõi số đo trong nhiều ngày. Ngoài ra cũng nên có tâm lý phòng bệnh, bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống cũng như những hoạt động sống thường ngày, tăng cường vận động kết hợp dùng các loại thảo dược tốt cho sức khoẻ (có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi đi thăm khám).

Hiện nay có nhiều loại máy đo huyết áp được sử dụng để đo huyết áp tại nhà, tuy nhiên máy đo huyết áp nào tốt và phù hợp điều kiện vật chất gia đình còn khiến nhiều người băn khoăn. Tại Siêu thị y tế cung cấp những dòng sản phẩm đo huyết áp của thương hiệu Boso uy tín, được tin dùng số 1 tại Đức bao gồm máy đo huyết áp cổ tay, máy đó huyết áp bắp tay, máy đo huyết áp cơ. Để biết thêm thông tin chi tiết, có thể tham khảo link sau - http://boso.vn/may-do-huyet-ap-co-tay-cua-thuong-hieu-boso-duc/


About Unknown


Cuộc sống có bao lâu mà hững hờ. Sống cho ta sống cho người. - Cho đi tất cả ta sẽ nhận lại vô số điều quý giá hơn
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply