Khi huyết áp cao hoặc thấp hơn bình thường nghĩa là bạn đang gặp vấn đề về huyết áp. Sự thay đổi huyết áp thường xảy ra với phụ nữ mang thai, tuy nhiên nguyên nhân sự thay đổi này do đâu, tụt huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không, hay dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai là gì là những câu hỏi được nhiều chị em tìm hiểu.

Vì sao huyết áp thay đổi khi mang thai?


  • Trong thai kỳ cơ thể sẽ sản sinh rất nhiều progesterone, hormone này làm giãn các mạch máu, và ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể. Theo đó, mẹ bầu có xu hướng tụt huyết áp trong 3 tháng đầu và giữa thai kỳ. Huyết áp sẽ có xu hướng tăng cao vào 3 tháng cuối thai kỳ và ở mức bình thường vài tuần trước ngày bé chào đời.
  • Ở tháng thứ 6 thai kỳ, cơ thể sẽ sản xuất thêm hơn 1 lít máu, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển lượng máu lớn hơn đi khắp cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến các chị em cảm thấy nóng hơn bình thường. Lượng máu tăng thêm được dùng để vận chuyển dưỡng chất và oxy cho thai nhi cũng như lọc thải các chất mà thai nhi sản sinh ra.
  • Tụt huyết áp ở bà bầu khi chỉ số tâm thu giảm từ 5-10 mmHg và tâm trương giảm từ 10 – 15 mmHg so với người bình thường. Và nằm trong khoảng 60 – 40 mmHg. Những trường hợp nặng hơn, chỉ số huyết áp thường xoay quanh con số 50-33 mmHg.

Dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai?

  • Chóng mặt, xây xẩm, choáng váng, ngất, trong trường hợp nhẹ sẽ tỉnh lại khi được nghỉ ngơi. Trường hợp nặng sẽ mất ý thức, ngừng thở rồi phục lại, tuy nhiên đây là dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai rất nguy hiểm.
  • Vã mồ hôi ở trán, người thì lạnh.
  • Mệt mỏi trong người và muốn nghỉ ngơi, khó tập trung, dễ nổi cáu.
  • Thở dốc khi vận động làm việc nặng hoặc leo cầu thang.

Tụt huyết áp khi mang thai nguy hiểm không?


  • Việc thay đổi huyết áp khi mang thai là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên huyết áp thấp có thể khiến một số chị em bị hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất nếu đứng quá lâu hay ngồi dậy quá nhanh. Theo đó, thai nhi có thể cũng sẽ không được cung cấp đủ máu và oxy để phát triển. Trong thời gian mang thai, máu có xu hướng dồn xuống phía chân, ít lưu thông lên não. Nếu đột ngột nằm xuống hay đứng dậy, thai phụ sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.
  • Huyết áp thấp làm cho mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn ảnh hưởng tới việc cung cấp dưỡng chất, dẫn tới tình trạng thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển.
  • Huyết áp thấp gây nguy cơ mất nước, làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai.
  • Tụt huyết áp khi mang bầu còn gây những trục trặc ở thị giác như nhìn mờ.
>>> Lợi ích của bơi lội khi bị tăng huyết áp

Cần loại bỏ những nguy cơ nào khi tụt huyết áp ở phụ nữ mang thai?

  • Như đã nói việc thay đổi tư thế một cách đột ngột sẽ khiến máu lưu thông không kịp, dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Vì vậy mẹ bầu nên từ từ khi đứng lên hay ngồi xuống.
  • Không leo cao hay leo cầu thang, không ở lâu ngoài nắng và đứng liên tục trong thời gian dài. Nên tránh những nơi đông người.
  • Duy trì chế độ tập luyện ổn định huyết áp mỗi ngày như yoga, đi bộ, bơi lội.
  • Không xông hơi, không ngâm nước nóng quá lâu.
Nếu bạn đã thực hiện những bước khắc phục tình trạng thấp huyết áp nhưng những dấu hiệu kể trên vẫn tiếp tục, hãy sắp xếp thời gian gặp các chuyên gia để kiểm tra sức khỏe, kịp thời khắc phục những vấn đề có thể xảy ra.

About Unknown


Cuộc sống có bao lâu mà hững hờ. Sống cho ta sống cho người. - Cho đi tất cả ta sẽ nhận lại vô số điều quý giá hơn
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply